Được phóng đi vào tháng 8 năm 1977. Hiện nay, tàu vũ trụ tự hành Voyager đã cách chúng ta rất xa, đến nỗi ta không còn khả năng nhận được tín hiệu vô tuyến từ nó. Tự nó sẽ lang thang trong vũ trụ, ngày càng xa chúng ta, và đến với những thiên hà khác. Nếu may mắn, một nền văn minh nào đó sẽ đọc được thông tin về Trái Đất và loài người được ghi trên một chiếc đĩa CD bằng vàng và gửi kèm theo con tàu như là một thông điệp. Nếu bạn quan tâm, hãy xem đoạn video sau đây (thuyết minh Tiếng Việt chuẩn) Xem thêm
Trên màn ảnh của máy tính hoặc tivi, ta thấy các vật thể có nhiều màu khác nhau. Bằng cách nào mà người ta tạo ra cả triệu màu sắc khác nhau như thế? Đây là lý thuyết cơ bản (mức độ phổ thông) về vấn đề này. Mời bạn xem đoạn video này nhé! Xem thêm
Ta nói "Màu đỏ trộn với màu xanh lá ra được màu vàng". Đúng. Nhưng chỉ đúng trong cách trộn màu phát xạ (cộng màu). Khi ta vẽ, hoặc in phun màu ta lại có nguyên tắc khác, đó là sự trộn màu hấp thụ (trừ màu). Đây là đoạn video bài giảng cấp cao nhưng dễ hiểu. Mời bạn xem nhé. Xem thêm
Mỗi khi từ thông qua một mạch kín biến thiên thì trong mạch xuất hiện dòng điện cảm ứng (Theo định luật Faraday về cảm ứng điện từ). Đoạn video mà bạn sẽ xem sau đây mô tả cho lý thuyết đó.
Xem thêm
Ngày 19/01/2006, từ trạm vũ trụ Cape Canaveral (trước kia gọi là Mũi Kenedy), tàu vũ trụ không người lái mang tên New Horizons được phóng đi với sứ mệnh bay tiếp cận hành tin lùn Pluto (trước kia được gọi là Sao Diêm Vương, là hành tinh thứ 9 của Hệ Mặt Trời).
Chuyến đi kéo dài hơn 9 năm và tiêu tốn hàng trăm triệu đô la Mỹ.
Nếu bạn là người đam mê tìm hiểu về vũ trụ, bạn hãy xem phim tài liệu của NASA về chuyến đi này. Bản mà bạn sẽ xem có thuyết minh Tiếng Việt (chuyên nghiệp).
Xem thêm
Ngày 15/9/2017 tàu thám hiểm Thái Dương Hệ mang tên Cassini của Cơ quan hàng không vũ trụ Nasa (Mỹ) sẽ kết thúc nhiệm vụ của mình bằng cách lao vào khí quyển Sao Thổ và bốc cháy.
Hành trình của tàu Cassini bắt đầu năm 1997 đã ghi được rất nhiều hình ảnh về các thiên thể trong Thái Dương Hệ giúp các nhà khoa học thuộc rất nhiều quốc gia phát hiện được rất nhiều thông tin mới về Hệ Mặt Trời của chúng ta.
Xem thêm
Trong không khí, có các phân tử khí nitơ (N14).
Các nơtrôn chậm (vận tốc vài trăm m/s) trong các tia vũ trụ bắn vào hạt nhân N14 làm sinh ra hạt nhân C14 (là một đồng vị phóng xạ của cacbon).
C14 phóng xạ β- và có chu kì bán rã là T = 5730 năm.
Trong khí quyển của Trái Đất, tỉ số giữa số lượng hạt nhân C14 và số lượng hạt nhân C12 trong mỗi đơn vị thể tích là không đổi.
Cây cối hấp thụ CO2 nên cũng hấp thụ C14 với tỉ lệ như trong không khí, tỉ lệ này không đổi khi cây cối còn sống và giảm dần khi cây cối chết đi (do phóng xạ).
Con người ăn thực vật nên cũng hấp thụ C14 và có tỉ lệ đối với như cây cối khi còn sống và giảm dần khi chết đi.
Bằng cách đo độ phóng xạ của C14 còn lại có trong một di vật cổ (khúc gỗ cổ, tượng cổ, các bộ xương người, .. ) người ta đo được khoảng thời gian từ lúc các di vật đó chết đi đến ngày nay. Phương pháp này gọi là “Phương pháp định tuổi cổ vật bằng đồng vị cacbon C14”
(Sách Giáo Khoa Vật Lý 12, trang 192, 193)